Điều kiện thi bằng lái xe ô tô hạng B2 và C được quy định trong luật giao thông đường bộ. Giống như các kỳ thi sát hạch chứng chỉ khác, thi bằng lái xe ô tô cũng phải đáp ứng những điều kiện về độ tuổi, chiều cao, cận nặng nhất định. Đây là điều bắt buộc phải làm của Tổng cục đường bộ để tăng chất lượng tài xế và giảm thiểu tai nạn giao thông.
Phân loại bằng lái xe ô tô và các nhóm điều kiện để thi bằng lái xe
Các loại bằng lái xe ô tô ở Việt Nam rất đa dạng cũng như điều kiện để học lái xe và thi sát hạch bằng lái xe ô tô cũng rất nhiều giới hạn. Có những bằng lái xe có thể thi ngay, có những giấy phép lái xe cần yêu cầu kinh nghiệm lái xe tối thiểu 2 hoặc 3 năm hoặc số km lái xe an toàn.
Đối với bằng lái xe phổ thông nhất hiện nay là B2 và C, quy định về điều kiện cũng khá đơn giản như sau
Điều kiện về độ tuổi thi bằng lái xe ô tô là gì
Đối với bằng lái xe B2-loại giấy phép lái xe phổ biến nhất hiện nay, điều kiện về độ tuổi là 18 tuổi trở lên. Điều kiện đối với thi bằng lái xe hạng C là đủ 21 tuổi trở lên (Theo điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2018). Độ tuổi thi bằng C cao hơn là bằng lái xe ô tô hạng C là hạng GPLX lớn hơn, người điều khiển PT được điều khiển xe tải có tải trọng >3.500kg, nên rõ ràng điều kiện để được thi bằng C cũng sẽ cao hơn bằng lái xe hạng B2.
Xem thêm: Kỹ thuật lái xe lên đèo và xuống đèo,Đào tạo, sát hạch GPLX thay đổi thế nào sau 25 năm chuyển về Bộ GTVT?
Điều kiện thi bằng lái xe ô tô yếu tố tiêu chuẩn sức khỏe
Điều kiện về sức khỏe của tài xế là yếu tố vô cùng quan trọng, yếu tố sức khỏe ảnh hưởng đến chất lượng và sự an toàn khi tham gia giao thông, bởi chỉ khi đủ sức khỏe tối thiểu thì bạn mới có thể lái xe an toàn.
Đối với điều kiện sức khỏe Tổng cục đường bộ cũng đã quy định cụ thể, tuy không quá khắt khe. Người tham gia thi bằng lái xe ô tô chỉ cần thực hiện khám sức khỏe tại các trung tâm y tế và đưa giấy khám sức khỏe vào hồ sơ học lái xe ô tô. Những trường hợp không được thi bằng lái xe ô tô gồm có:
Người bị rối loạn tâm thần cấp tính, hoặc đã chữa khỏi nhưng chưa quá 24 tháng.
Người bị rối loạn tâm thần mạn tính
Người có thị lực dưới 5/10 (Thị lực được đo thi đeo kính)
Ngưới tật về mắt bao gồm quáng gà, bệnh chói sáng.
Khuyết tật cụt 2 ngón tay trở lên
Khuyết tật cụt 1 bàn chân trở lên
Điều kiện về kinh nghiệm lái xe ô tô (áp dụng đối với nâng hạng bằng lái)
Kinh nghiệm lái xe ô tô chỉ yêu cầu đối với nâng hạng (nâng dấu) bằng lái xe ô tô. Chúng ta đã biết đối với giấy phép lái xe hạng B2 và C, người học lái xe chỉ cần đảm bảo yêu cầu về độ tuổi, sức khỏe là có thể nộp hồ sơ thi sát hạch. Tuy nhiên có những hạng bằng lái xe ô tô chở người trên 9 người, hoặc lái xe đầu kéo lại có điều kiện khắt khe hơn. Tiêu chí này được đo lường bằng số năm lái xe (tuổi của giấy phép lái xe), hoặc số km lái xe an toàn.
Đối với nâng hạng bằng lái từ B2 lên D, từ C lên E cần có thời gian lái xe ít nhất là 5 năm.
Đối với nâng hạng bằng lái từ C lên D, điều kiện về kinh nghiệm lái xe là 3 năm.
Điều kiện về bằng cấp, về trình độ văn hóa khi thi bằng lái xe ô tô là gì
Trình độ văn hóa cũng không phải là điều kiện bắt buộc khi thi bằng lái xe B2 và C, nhưng lại được áp dụng khi thi bằng lái xe hạng D, E và FC. Đối với bằng D thì điều kiện về bằng cấp yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp THCS tối thiểu. Trong khi điều kiện thi bằng lái xe ô tô đối với bằng E là bằng THPT.
Như vậy chúng ta có thể thấy, để đảm bảo chất lượng tài xế, cũng như để đảm bảo một cách tối đa an toàn giao thông. Tổng cục đường bộ cũng quy định về điều kiện thi bằng lái xe rất cụ thể. Rõ ràng không phải ai cũng có thể được cấp phép ngồi sau tay lái.
Việc học lái xe ô tô là việc không hề đơn giản, phải có đủ sự bài bản và sự nghiêm túc. Nghe có vẻ nghiêm trọng, nhưng đúng là như thế. Tuy vậy để có được bằng lái xe ô tô hạng B2 (bằng phổ thông nhất hiện nay) và cũng là bằng lái xe có điều kiện thi bằng lái xe thấp nhất, thì không khó. Các bạn có thể tham khảo các chương trình học lái xe ô tô hạng B2 của trung tâm để biết thêm.
Nguồn: dayhoclaixeoto.com