Mức Phạt Xe Tải Đi Vào Giờ Cấm Năm 2020 Là Bao Nhiêu?

Xe tải đi vào đường cấm phạt bao nhiêu
0

Ở những tỉnh thành lớn, vào các khung giờ nhất định thì xe ô tô tải thường sẽ bị cấm di chuyển vào một số tuyến đường. Mục đích chính của việc làm này là hạn chế lượng xe lưu thông quá lớn dẫn đến tình trạng kẹt xe kéo dài. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện lỡ không may di chuyển vào giờ cấm và bị cơ quan chức năng phát hiện thì sẽ bị lập biên bản xử phạt hành chính theo quy định. Vậy mức phạt xe tải đi vào giờ cấm 2020 đang áp dụng hiện nay là bao nhiêu?

Mức phạt xe tải đi vào giờ cấm 2020

Theo nghị định số 46/2016/NĐ-CP ( Khoản 4 Điều 5) về quy định xử phạt hành chính đối với phương tiện giao thông đường bộ thì: Người điều khiển phương tiện xe tải sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 – 1.200.000 VNĐ nếu cho xe lưu thông ở những đoạn đường cấm, khu vực cấm, di chuyển ngược chiều trên đoạn đường một chiều, đi ngược chiều ở những nơi có biển báo cấm đi ngược chiều ( Trừ xe ưu tiên hay một số trường hợp có nêu rõ tại Điểm a Khoản 8).

Mức xử phạt hành chính này còn áp dụng chung cho những lỗi vi phạm sau:

  • Lưu thông bên trong hầm đường bộ không sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng tầm gần, cho xe quay đầu hoặc lùi bên trong hầm, dừng xe, đỗ xe hay vượt phương tiện khác không đúng nơi quy định.
  • Cho xe di chuyển không theo bên phải của hướng đi, đi không đúng làn đường hay phần đường theo quy định.
  • Điều khiển phương tiện chạy dưới tốc độ quy định ( Tốc độ tối thiểu) trên những đoạn đường quy định tốc độ tối thiểu cho phép.
  • Việc dừng xe, đỗ xe hay cho xe quay đầu gây cản trở giao thông ( Khiến đường bị ùn tắt nghiêm trọng).
  • Không tuân thủ theo hiệu lệnh từ người điều khiển giao thông.
  • Gây cản trở các phương tiện ưu tiên trong quá trình làm nhiệm vụ ( Xe cứu thương, xe cứu hỏa,…).

Đường cấm xe tải theo giờ

Bên cạnh đó, tại Khoản 12 Điều số 5 trong Nghị định 46/2016 cũng có quy định: Ngoài việc áp dụng khung hình phạt hành chính ra, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng thêm hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ô tô tương ứng trong vòng 1-3 tháng ( Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng vụ việc).

Các loại xe bị cấm muốn đi vào đường cấm thì phải xin giấy phép. Trước đây có Thông tư 02/1999/TT-BCA có quy định việc cấp giấy phép khi đi qua đường cấm. Hiện tại Thông tư này không còn phù hợp với thực tế nữa. Hiện tại, trên các đoạn đường cấm giờ lưu thông với một số giờ hay một số loại xe, các xe muốn đi qua đoạn đường đó phải xin giấy phép lưu hành của xe.

Giấy phép lưu hành xe được cấp theo trình tự, thủ tục sau:

Hồ sơ (khoản 2 Điều 21 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT) bao gồm:

– Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT;

– Bản sao Giấy đăng ký xe hoặc Giấy đăng ký tạm thời đối với phương tiện mới nhận;

– Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; bản sao tính năng kỹ thuật của xe đối với phương tiện mới nhận (do nhà sản xuất gửi kèm theo xe);

– Phương án vận chuyển đối với trường hợp phải khảo sát đường bộ (nếu có), gồm các nội dung sau: thông tin về tuyến đường vận chuyển; thông tin về phương tiện vận chuyển; thông tin hàng hóa chuyên chở có xác nhận của chủ hàng, gồm các thông số kích thước về chiều dài, chiều rộng và chiều cao (D x R x C) mét; khối lượng, hình ảnh (nếu có); hợp đồng vận chuyển hoặc văn bản chỉ định đơn vị vận chuyển của chủ hàng hoặc đơn vị thuê vận chuyển.

Sô lượng hồ sơ: 1 bộ;

Thầm quyền cấp:

– Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cấp Giấy phép lưu hành xe trên mạng lưới đường bộ trong phạm vi cả nước.

– Trường hợp đặc biệt phục vụ an ninh, quốc phòng, công trình năng lượng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

Thời hạn cấp: không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Xem thêm: Tổng hợp các mức phạt vi phạm giao thông mới nhất, Điều kiện thi bằng lái xe ô tô

Nguồn: Tổng hợp