“Thưa luật sư, vừa rồi công ty tôi có một lô hàng đang lưu thông trên đường thì bị thanh tra thị trường kiểm tra và bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính do không có hóa đơn chứng từ và thu giữ toàn bộ lô hàng.
Hiện giờ công ty tôi phải làm như thế nào để yêu cầu thanh tra thị trường trả lại hàng hóa? Ngoài ra, tôi cũng muốn hỏi thêm là kho hàng hóa lưu thông trong nội địa tôi cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì? Xin cảm ơn!”
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và có vi phạm khác:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng: a) Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa, trừ thuốc bảo vệ thực vật; b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa; c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; d) Kinh doanh hàng hóa có nhãn, bao bì hàng hóa có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng hoặc thông tin khác sai sự thật, gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia, truyền thống lịch sử hoặc phương hại đến bản sắc văn hóa, đạo đức lối sống, đoàn kết dân tộc và trật tự an toàn xã hội.
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng…”
Về hành vi vận chuyển hàng hóa trên đường mà không có hóa đơn chứng từ thì sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi này đồng thời sẽ bị tạm giữ số hàng hóa không có hóa đơn chứng từ đó, tuy nhiên muốn cơ quan thanh tra thị trường trả lại số hàng hóa trên ngoài việc mang đầy đủ chứng từ hóa đơn đến, công ty bạn còn phải có nghĩa vụ chứng minh rõ nguồn gốc xuất xứ số hàng hóa này nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định trên đồng thời có thể có những hình phạt bổ sung khác như tịch thu hàng hóa hay buộc tiêu hủy…Những hàng hóa lưu thông nội địa thì khi trên đường vận chuyển, công ty bạn cần có trách nhiệm chuẩn bị những giấy tờ được quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCA-BQP về quy định về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu đối lưu thông trên thị trường nội địa:
“1. Đối với hàng hóa của cơ sở sản xuất, kinh doanh trực tiếp nhập khẩu khi bày bán tại các cửa hàng hoặc lưu kho thì phải có Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (đối với trường hợp cửa hàng hạch toán phụ thuộc cùng địa bàn tỉnh, thành phố), Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn (đối với trường hợp cửa hàng hạch toán độc lập hoặc không cùng địa bàn với trụ sở chính), Phiếu nhập kho (đối với trường hợp hàng hóa lưu kho).
- Đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh không trực tiếp nhập khẩu vận chuyển, bày bán hoặc lưu kho phải có hóa đơn, chứng từ của cơ sở bán hàng theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (sau đây viết tắt là Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ).
- Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh điều chuyển hàng hóa nhập khẩu cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu ở ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở kinh doanh đó đóng trụ sở hoặc điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc; xuất trả hàng từ đơn vị phụ thuộc về cơ sở kinh doanh; xuất hàng đi chào hàng; xuất hàng tham gia hội chợ, triển lãm thì phải có hóa đơn hoặc Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động.